Tranh chấp và sở hữu RMS_Titanic

Ngay khi được phát hiện năm 1985, một cuộc tranh cãi pháp lý về quyền sở hữu xác tàu cũng những thứ bên trong đã diễn ra. Ngày 7 tháng 6 năm 1994, RMS Titanic Inc. được trao quyền sở hữu và khai thác xác tàu[28] bởi Tòa án quận Đông Virginia, Hoa Kỳ. (Xem Admiralty law)[29] RMS Titanic Inc., một chi nhánh của Premier Exhibitions Inc., cùng các công ty tiền thân của nó đã tiến hành bảy chuyến thám hiểm xác tàu trong giai đoạn 1987 và 2004 và lấy đi hơn 5.500 đồ vật. Vật lớn nhất là một mảnh vỏ tàu nặng 17 tấn, được lấy đi năm 1998.[30] Nhiều vật trong số đó hiện đang được trưng bày trong các bảo tàng.

Từ đầu năm 1987, một cuộc thám hiểm với sự cộng tác Pháp-Mỹ, gồm cả công ty tiền nhiệm của RMS Titanic Inc., đã tiến hành các chiến dịch thu gom đồ vật, trong 32 lần lặn, họ đã khám phá gần 1.800 vật và chúng đều được đưa về Pháp để lưu giữ và phục chế. Năm 1993, người quản lý của Pháp tại Văn phòng Hàng hải của Bộ vận tải, du lịch đã trao cho công ty tiền thân của RMS Titanic Inc quyền sở hữu đối với những đồ vật tìm được năm 1987.

Trong một bản kiến nghị ngày 12 tháng 2 năm 2004, RMS Titanic Inc. yêu cầu Tòa án địa phương trao cho họ "quyền đối với toàn bộ đồ vật (gồm cả những mảnh xác tàu) là đối tượng của văn kiện này theo luật về những đồ vật được tìm thấy" hay, đổi lại, một khoản bồi thường khai thác 225 triệu dollar. RMS Titanic Inc. không gộp trong kiến nghị này yêu cầu về quyền sở hữu những đồ vật được tìm thấy trong năm 1987. Nhưng họ thực sự yêu cầu tòa án tuyên bố rằng, dựa trên văn bản hành chính Pháp, "những đồ vật được trục vớt trong chuyến thám hiểm năm 1987 thuộc sở hữu một cách độc lập của RMST." Sau khi xem xét, tòa án đã ra văn bản ngày 2 tháng 7 năm 2004, theo đó từ chối trao quyền sử dụng điều lệ công nhận thân thiện giữa quốc gia và công nhận quyết định năm 1993 của vị quản lý Pháp, và bác bỏ yêu cầu của RMS Titanic Inc rằng họ phải được trao quyền sở hữu các vật được tìm thấy từ năm 1993 theo luật hàng hải về những đồ vật tìm được.

RMS Titanic Inc. kháng án tại Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ. Theo quyết định của tòa ngày 31 tháng 1 năm 2006[31] tòa án công nhận "sự thích đáng và rõ ràng trong việc áp dụng luật khai thác hàng hải đối với những xác tàu mang tính lịch sử như Titanic" và từ chối áp dụng luật hàng hải về những đồ vật tìm được. Tòa cũng phán xét rằng tòa án quận không có quyền phán xử đối với "những đồ vật năm 1987", và vì thế hủy bỏ phần phán quyết của tòa ngày 2 tháng 7 năm 2004. Nói cách khác, theo quyết định này, RMS Titanic Inc. có quyền sở hữu đối với những đồ vật được tòa án Pháp công nhận (có giá trị 16.5 triệu dollar Mỹ vào thời điểm ấy) và tiếp tục là bên xin sở hữu (salvor-in-possession) xác tàu Titanic. Tòa phúc thẩm đưa vụ này sang Tòa địa phương để phán quyết quyền khai thác (225 triệu dollar theo yêu cầu của RMS Titanic Inc.).[32]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: RMS_Titanic //nla.gov.au/anbd.aut-an52369553 http://www.cuug.ab.ca/~branderr/risk_essay/Kline_l... http://www.atlanticliners.com/atlantic_liners_book... http://www.bbc.com/news/uk-northern-ireland-175714... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/597128 http://www.cnn.com/2005/TECH/science/12/05/titanic... http://books.google.com/books?id=_Om2HwAACAAJ&dq=W... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&hl=en&id=6k... http://www.snopes.com/history/titanic/mummy.asp http://www.snopes.com/history/titanic/nopope.asp